Cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh
Thế nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh và mức xử phạt đối với cạnh tranh không lành mạnh như thế nào? Mời các bạn cùng Luật Nhân Dân tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh do Chính phủ ban hành ngày 21 tháng 7 năm 2014.
Thế nào là cạnh tranh không lành mạnh
Theo quy định tại khoản 6 điều 3 Luật cạnh tranh 2018, định nghĩa như sau: “ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.”
Như vậy, nguyên tắc trong sản xuất,kinh doanh của các doanh nghiệp là cạnh tranh lành mạnh – mang sự thiện chí, trung thực, tôn trọng tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh. Các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh phát triển phải đáp ứng được nguyên tắc đó. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu trái với nguyên tắc “cạnh tranh lành mạnh” mà luật đã quy định là vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
Hệ quả của việc cạnh tranh không lành mạnh là gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khác.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị pháp luật cấm, như sau:
- Xâm phạm tới những thông tin bí mật trong kinh doanh thông qua các hình thức như tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được sự cho phép của chủ sở hữu những thông tin đó;
- Thực hiện những hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng các hành vi đe dọa, cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó;
- Cung cấp các thông tin thiếu trung thực về doanh nghiệp khác trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó;
- Cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
- Thực hiện mọi hành vi nhằm lôi kéo khách hàng bất chính như so sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.…
Mức phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Theo khoản 3 điều 111 Luật cạnh tranh năm 2018, quy định về phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, theo đó:
“3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.”
Như vậy, mức phạt tiền đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp cao nhất lên đến 02 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tại điều 5 Nghị định 71/2014/NĐ-CP đã đưa ra mức phạt tiền cụ thể với những hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh, theo đó mức tiền phạt tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý để điều chỉnh hành vi cạnh tranh của mình trong phạm vi pháp luật cho phép. Đảm bảo tính lành mạnh trong việc phát triển giữa các doanh nghiệp.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!