6 quyền lợi mới của người tham gia BHYT theo quy định từ 1-12-2018
Người tham gia BHYT từ 1/12/2018 sẽ được hưởng những quyền lợi mới nào theo quy định của Nghị định 146/2018/NĐ-CP? Dưới đây là giải đáp về thắc mắc này của Luật Nhân Dân, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Căn cứ pháp lý
Các quyền lợi mới người tham gia Bảo hiểm y tế được hưởng từ 1-12-2018
1. Mở rộng đối tượng được Nhà nước đóng BHYT
Theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã bổ sung một số nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng BHYT:
– Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế
– Thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 – 1975
– Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở….
– Nhóm tham gia BHYT do người sử dụng lao động đóng cũng có thêm đối tượng là thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong quân đội,…
– Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình được bổ sung thêm đối tượng là chức sắc, chức việc, nhà tu hành và một số đối tượng sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Khám, chữa bệnh tại bệnh viện không có hợp đồng BHYT
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 30 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người bệnh đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế không có hợp đồng BHYT vẫn được đảm bảo những quyền lợi nhất định như sau:
– Khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện:
+ Nếu khám, chữa bệnh ngoại trú, người bệnh được thanh toán theo chi phí thực tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh.
+ Nếu khám, chữa bệnh nội trú, người bệnh được thanh toán theo chi phí thực tế nhưng tối đa không quá 0,5% lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
– Khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh:
Người bệnh đến khám, chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu) được thanh toán theo chi phí thực tế nhưng tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
– Khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương:
Người bệnh đến khám, chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu) được thanh toán theo chi phí thực tế nhưng tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
3. Khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu không đúng thủ tục
Khoản 1 Điều 28 của Luật Bảo hiểm y tế 2008 yêu cầu người có thẻ BHYT khi đến khám, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh; nếu thẻ chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ chứng minh nhân thân (trừ trẻ dưới 06 tuổi).
Theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trong trường hợp người bệnh đi khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu mà không thực hiện theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 nêu trên thì vẫn được Quỹ BHYT thanh toán.
Mức thanh toán tính theo chi phí thực tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh đối với trường hợp ngoại trú; đối với trường hợp nội trú, mức thanh toán không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
4. Khi đang nằm viện mà thẻ BHYT hết hạn
Khoản 9 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP mở rộng quyền lợi với trường hợp người có thẻ BHYT đang điều trị nội trú nhưng thẻ BHYT hết hạn.
Trong trường hợp này, người có thẻ được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện nhưng tối đa không vượt quá 15 ngày, kể từ ngày thẻ BHYT hết hạn sử dụng.
Bệnh viện phải thông báo cho người bệnh và cơ quan BHXH để người bệnh tiếp tục tham gia BHXH; cơ quan BHXH thực hiện cấp hoặc gia hạn thẻ BHYT cho người trong thời gian đang điều trị.
5. Mở rộng trường hợp được coi là tham gia BHYT 5 năm liên tục
Thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Một trường hợp được coi là tham gia BHYT liên tục từ ngày 1/12/2018, đó là người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thì thời gian ở nước ngoài được tính là thời gian tham gia BHYT.
6. Khi bệnh viện không xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh
Trường hợp bệnh viện không thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng và phải chuyển người bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm đến cơ sở khám chữa bệnh BHYT hoặc cơ sở đủ điều kiện thực hiện để các dịch vụ này, thì Quỹ BHYT thanh toán chi phí thực hiện dịch vụ trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định.
Bệnh viện chuyển người bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm có trách nhiệm thanh toán chi phí cho cơ sở khám chữa bệnh hoặc đơn vị thực hiện dịch vụ đó, sau đó tổng hợp vào chi phí khám, chữa bệnh của người bệnh để thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trên đây là chia sẻ của Luật Nhân Dân về Các quyền lợi mới của người tham gia BHYT từ 1-12-2018. Nếu còn những vướng mắc về bảo hiểm hãy liên hệ với dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp một cách nhanh chóng, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật hiện hành.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!