Bắt cóc trẻ em bị tội gì? Hình phạt cho tội bắt cóc trẻ em như thế nào?
Tình trạng bắt cóc trẻ em ở nước đã trở thành một vấn nạn của xã hội khi những kẻ bắt cóc ngày càng táo tợn. Quy định pháp luật của nước ta về tội bắt cóc trẻ em như thế nào, những kẻ bắt cóc này sẽ phải chịu tội gì? Cùng Luật Nhân Dân tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Pháp luật Hình sự Việt Nam không quy định cụ thể tội Bắt cóc trẻ em mà những người thực hiện hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo những tội danh cụ thể như sau:
Nội Dung Bài Viết
1. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi
Điều 153: Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm…
Hành vi chiếm đoạt người dưới 16 tuổi có thể được thực hiện bằng hình thức như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lén lút khi đứa trẻ đang ngủ, công nhiên khi đứa trẻ đang chơi hoặc rủ rê, lôi kéo lừa dối người dưới 16 tuổi theo người phạm tội để chiếm đoạt.
2. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
i) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
k) Tái phạm nguy hiểm.
Theo đó, nếu bắt cóc trẻ em để tống tiền hoặc các hình thức chiếm đoạt tài sản khác thì còn có thể bị truy cứu theo tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
3. Tội mua bán người dưới 16 tuổi
Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;
c) Đối với từ 02 người đến 05 người;
d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Vì động cơ đê hèn;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
Những hành vi bắt cóc trẻ em nhằm mua bán, nhất là tình trạng buôn bán trẻ em qua biên giới Việt Nam đang là một vấn đề cực kỳ bức xúc đối với xã hội. Do đó, pháp luật đã quy định tội phạm này có thể bị xử phạt lên tới mức tù chung thân.
Trên đây là những hình thức xử phạt đối với hành vi bắt cóc trẻ em, đủ sức răn đe, khiến những ai có ý định bắt cóc trẻ em lo sợ và không dám thực hiện. Từ đó mà trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước mới được lớn lên và phát triển an toàn.
Liên hệ với dịch vụ luật sư tư vấn của Luật Nhân Dân nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào cần giải đáp. Chúng tôi luôn đảm bảo tư vấn nhanh chóng với giá cả hợp lý nhất thị trường.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!