Ý nghĩa các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và mức xử phạt khi không chấp hành hiệu lệnh
Các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông có ý nghĩa gì? Khi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT bị xử phạt như thế nào theo quy định? Dưới đây là những giải đáp thắc mắc của Luật Nhân Dân về vấn đề này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Ý nghĩa những hiệu lệnh bằng tay của CSGT
– Tay giơ thẳng đứng: Người tham giao thông ở ở tất cả các hướng phải dừng lại
– Hai tay hoặc một tay dang ngang:
- Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại
- Người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng
– Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống: Người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại
– Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất: Người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại
– Cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy: Người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn
– Cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực: người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn
– Tay phải giơ về phía trước:
- Người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại
- Người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải
- Người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng
- Người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi
– Tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải: Người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.
Ý nghĩa những hiệu lệnh bằng còi của CSGT
– Một tiếng còi dài, mạnh: Lệnh dừng lại
– Một tiếng còi ngắn: Cho phép đi
– Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn: Cho phép rẽ trái
– Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh: Ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại
– Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh: Báo hiệu đi nhanh lên
– Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh: Báo hiệu phương tiện vi phạm hoặc báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra
Lưu ý: Khi tham gia giao thông mọi người phải ưu tiên tuân thủ hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Trường hợp không có cảnh sát giao thông điều khiển giao thông thì mới tuân theo tín hiệu của đèn giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.
Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 về chấp hành báo hiệu đường bộ: Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Như vậy, người tham gia giao thông cần phải chấp hành đúng theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Trường hợp người tham gia giao thông vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển phương tiện vi phạm nếu không dừng xe khi có yêu cầu của CSGT thì sẽ bị phạt tiền và áp dụng hình phạt phạt bổ sung.
Đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô nếu không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông sẽ bị phạt từ 1,2 triệu đồng đến 2 triệu đồng (theo điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP). Ngoài ra, theo quy định tại điểm b khoản 12 điều này thì người điều khiển ô tô vi phạm hành vi kể trên còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ một tháng đến ba tháng.
Đối với người điều khiển mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe máy không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (theo quy định tại điểm m khoản 6 Điều 6). Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tại điểm b khoản 12 Điều 6 thì người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ một tháng đến ba tháng.
Trên đây là chia sẻ của Luật Nhân Dân về cách nhận biết ý nghĩa hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và mức xử phạt khi không chấp hành hiệu lệnh. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp một cách nhanh chóng, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật hiện hành.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!