Xuất khẩu lao động bất hợp pháp bị xử phạt như thế nào?
Tình trạng xuất khẩu lao động bất hợp pháp hiện nay diễn ra hết sức phổ biến. Vậy mức phạt đối với hành việc xuất khẩu lao động bất hợp pháp ra sao theo quy định pháp luật? Để tìm hiểu vấn đề này mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006;
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình do Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013;
- Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động , bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 08 năm 2013;
- Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
Có những hình thức nào cho người xuất khẩu lao động?
Theo quy định Điều 6 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, người lao động Việt Nam sẽ đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây:
– Hợp đồng ký với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Hợp đồng ký với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Hợp đồng theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề ký với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
– Hợp đồng cá nhân.
Mức phạt với hành vi xuất khẩu lao động bất hợp pháp
Xuất khẩu lao động bất hợp pháp được gọi theo cách thông thường là xuất khẩu lao động chui – là việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài không thông qua các công ty xuất khẩu lao động chính thống mà đi theo con đường tiểu ngạch (hay còn gọi là vượt biên trái phép). Mà “vượt biên trái phép” là việc qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định
Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi vượt biên trái phép sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.
Bên cạnh đó, người vượt biên trái phép khi bị bắt giữ còn đối mặt với các hình thức xử lý theo pháp luật của nước sở tại như bị giam giữ, buộc lao động công ích, bị phạt tiền, bị trục xuất về nước…
Hành vi môi giới xuất khẩu bất hợp pháp bị phạt tù tới 15 năm
Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 34 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, nếu lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 150 – 200 triệu đồng.
Nếu tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép sẽ có mức phạt tù cao nhất lên tới 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đối với 11 người trở lên;
– Thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên;
– Làm chết người.
Theo quy định tại Điều 349 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Xuất khẩu lao động bất hợp pháp bị xử phạt như thế nào? Nếu còn những vướng mắc về luật lao động hoặc các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí: luâtnnam
Mobile: 0966.498.666 – Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn