Pháp luật có cho phép chuyển đổi giới tính hay không?
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhận thức về giới tính, xu hướng tính dục của mọi người ngày càng cao nên việc chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính dần trở nên phổ biến hơn. Vậy chuyển đổi giới tính khác gì so với xác định lại giới tính? Pháp luật có cho phép chuyển đổi giới tính hay không? Cùng Luật Nhân Dân tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Phân biệt chuyển đổi giới tính khác gì so với xác định lại giới tính:
Nội dung | Xác định lại giới tính | Chuyển đổi giới tính |
Cơ sở pháp lý | Điều 36 Bộ luật dân sự 2015 | Điều 37 Bộ luật dân sự 2015 |
Khái niệm | Là việc điều chỉnh lại giới tính khi cá nhân có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc chưa định hình chính xác về giới tính thật cần có sự can thiệp của y học | Là việc chuyển đổi giới tính của cá nhân bình thường nhưng phải đi phẫu thuật |
Mục đích | Người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính, chưa định hình chính xác về giới tính thật nên muốn trở về giới tính sinh học thực chất của họ, họ chỉ muốn có cấu tạo bên ngoài và bên trong cơ thể thống nhất. | Người bình thường về cấu tạo sinh học nhưng có mong muốn phẫu thuật để chuyển đổi giới tính |
Cơ sở để thực hiện | Trong trường hợp có khuyết tật bẩm sinh về giới tính
* Đối với trường hợp nam lưỡng giới giả nữ: – Bộ phận sinh dục có dương vật nhỏ, có thể sờ thấy tinh hoàn hoặc không, siêu âm hoặc nội soi thấy tinh hoàn, không có tử cung và buồng trứng; – Nhiễm sắc thể giới tính là XY hoặc gen biệt hóa tinh hoàn dương tính hoặc kết hợp cả hai trường hợp trên. * Đối với trường hợp nữ lưỡng giới giả nam: – Bộ phận sinh dục có âm vật phát triển như dương vật nhưng không sờ thấy tinh hoàn, siêu âm hoặc nội soi thấy có tử cung, buồng trứng, không thấy tinh hoàn; – Nhiễm sắc thể giới tính là XX. * Đối với trường hợp lưỡng giới thật: – Bộ phận sinh dục không xác định được là nam hay nữ. Tuyến sinh dục có cả tổ chức tinh hoàn, buồng trứng; – Nhiễm sắc thể giới tính có thể là một trong các dạng XX/XY; XXX/XY; XX/XXXY hoặc các dạng nhiễm sắc thể khác được xác định là lưỡng giới thật. (Theo Nghị định 88/2008/NĐ-CP) |
Chưa có cơ sở để thực hiện việc này. |
Kết quả | Giới tính của cá nhân thực hiện xác lại giới tính được xác định đúng với bản chất của nó. | Giới tính của cá nhân thực hiện chuyển đổi bị thay đổi |
Trên đây là phân biệt chuyển đổi giới tính khác gì so với xác định lại giới tính. Nếu gặp bất cứ khó khăn nào liên quan đến giới tính, hộ tịch, hãy liên hệ với dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được tư vấn.