Đăng ký bản quyền bài hát dịch từ tiếng nước ngoài có được không?
Hiện nay, sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia với nhau diễn ra càng ngày phổ biến và âm nhạc là một trong số đó. Cụ thể ở một quốc gia nhưng có thể tiếp cận, nghe các tác phẩm âm nhạc của các quốc gia khác. Khi nghe thấy một tác phẩm âm nhạc hay thì không khỏi muốn dịch tác phẩm đó sang tiếng nước mình và cho mọi người cùng thưởng thức.
Nhiều trường hợp muốn bảo hộ quyền tác giả đối với bản dịch đó của mình. Việc bảo hộ này có thể hiện được hay không, điều kiện nào cần đáp ứng để tác phẩm dịch được bảo hộ, quy trình bảo hộ tác phẩm dịch được thực hiện như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Nhân Dân để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Nội Dung Bài Viết
Bản quyền bài hát là gì?
Theo điểm d khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, tác phẩm âm nhạc là một trong những loại hình được bảo hộ quyền tác giả. Như vậy, bản quyền bài hát là quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.
Đăng ký bản quyền bài hát là việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc.
Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm âm nhạc như sau:
“Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn”.
Căn cứ phát sinh quyền tác giả đối với bài hát
Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không bắt buộc phải đăng ký hay công bố (theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).
Tuy nhiên, để tránh khỏi những tranh chấp và chứng minh bài hát thuộc quyền sở hữu của mình thì tác giả, chủ sở hữu nên thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho bài hát. Nếu không đăng ký, việc chứng minh này rất khó khăn, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tác giả, chủ sở hữu với bài hát.
Bài hát dịch từ tiếng nước ngoài có được bảo hộ không?
Bản dịch bài hát là bản được dịch ra một ngôn ngữ khác dựa trên ngôn ngữ gốc của bài hát. Theo đó bản dịch bài hát được coi là một loại tác phẩm phái sinh.
Khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
Khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
“2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.”
Theo Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Như vậy, bản dịch bài hát muốn được bảo hộ quyền tác giả thì không được gây phương hại đến quyền nhân thân và quyền tài sản của bài hát gốc.
Bên cạnh đó, khoản 7 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định một trong những hành vi xâm phạm quyền tác giả là:
Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này. (Điểm i khoản 1 Điều 25 quy định: Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị).
Như vậy, bản dịch bài hát ra ngôn ngữ khác muốn được bảo hộ thì phải xin phép và được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác của bài hát gốc.
Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền bài hát dịch từ tiếng nước ngoài
Căn cứ Nghị định 22/2018/NĐ-CP, trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền bài hát được quy định như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận một cửa Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện theo các địa chỉ sau:
Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả tại Thành phố Đà Nẵng:
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Bước 3: Nhận kết quả
Thời gian giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Phí đăng ký quyền tác giả: 100.000 đồng/Giấy chứng nhận (theo Thông tư 211/2016/TT-BTC).
Như vậy, bản dịch bài hát tiếng nước ngoài hoàn toàn có thể được đăng ký bảo hộ. Trước khi có ý định đăng ký bản quyền, người làm tác phẩm phái sinh cần phải xin phép chủ sở hữu, tác giả của bài hát gốc.
Trên đây là những chia sẻ về Đăng ký bản quyền bài hát dịch từ tiếng nước ngoài có được không, hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào hay đang gặp vướng mắc pháp luật cần tư vấn, vui lòng liên hệ với Dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.