Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là những hoạt động làm cho các quy phạm pháp luật được thực hiện một cách thực tế, trở thành hành vi hợp pháp của chủ thể thực hiện. Bài viết dưới đây Luật Nhân Dân sẽ giúp bạn đọc phân biệt và so sánh sự giống và khác nhau giữa 4 hình thức thực hiện pháp luật bao gồm Tuân thủ pháp luật; Thi hành pháp luật, Sử dụng pháp luật; Áp dụng pháp luật, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Khái niệm các hình thực thực hiện pháp luật
– Tuân thủ pháp luật là việc chủ thể pháp luật kiềm chế mình để không thực hiện những điều mà pháp luật cấm thực hiện;
Ví dụ: không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không thực hiện hành vi lừa đảo, không vượt đèn đỏ, không lái xe trong tình trạng say rượu…;
– Thi hành pháp luật là việc chủ thể chủ động thực hiện những điều mà pháp luật yêu cầu thực hiện;
Ví dụ: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ chăm sóc ông bà, cha mẹ khi già yếu, nghĩa vụ nuôi dạy con cái,…;
– Áp dụng pháp luật là việc các bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định.
Ví dụ: công dân có quyền kết hôn, có quyền đi lại trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước…;
– Sử dụng pháp luật là việc chủ thể thực hiện những điều mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện.
Ví dụ: cán bộ UBND xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của công dân….;
Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật
Bảng so sánh điểm giống và khác nhau giữa 4 hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật, Thi hành pháp luật, Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
STT | Tiêu chí | Tuân thủ pháp luật | Thi hành pháp luật | Sử dụng pháp luật | Áp dụng pháp luật |
1 | Bản chất | Là việt thực hiện pháp luật mang tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng “hành vi không hành động” | “Hành vi hành động” được thực hiện một cách chủ động và tích cực | Được thể hiện dưới hình thức “hành vi hành động” và “hành vi không hành động” | Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. Đó có thể là “hành vi hành động” hoặc “hành vi không hành động” tùy quy định pháp luật cho phép. |
2 | Chủ thể thực hiện | Mọi chủ thể | Mọi chủ thể | Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền | Mọi chủ thể |
3 | Hình thức thể hiện | Thường được thể hiện dưới hình thức cấm đoán | Thường được thể hiện dưới hình thức quy phạm bắt buộc | Thể hiện ở tất cả các loại quy phạm khác nhau do nhà nước có nghĩa vụ cũng như quyền hạn tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật. | Thường được thể hiện dưới hình thức quy phạm trao quyền. |
4 | Tính bắt buộc | Mang tính bắt buộc thực hiện, theo đó, chủ thể phải thực hiện theo những quy định của pháp luật mà không có sự lựa chọn khác | Chủ thể thực hiện theo ý chí của mình mà không có sự ép buộc thực hiện. |
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân Dân về Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật; Thi hành pháp luật, Sử dụng pháp luật; Áp dụng pháp luật. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ với dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!