Mức phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo quy định
Thế nào là vi phạm hợp đồng? Mức phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được quy định như thế nào theo luật thương mại và luật dân sự? Dưới đây là những giải đáp về vấn đề này của Luật Nhân Dân, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Vi phạm hợp đồng là gì?
Vi phạm hợp đồng có thể hiểu là việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hai bên đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Mức phạt vi phạm Hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Mức phạt vi phạm Hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được quy định khác nhau trong luật thương mại và luật trong dân sự. Cụ thể như sau:
1. Mức phạt và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong Luật Thương mại
Theo quy định tại Điều 301 Luật thương mại 2005 có quy định: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ các trường hợp:
– Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
– Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
– Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.
Bên cạnh đó, Điều 307 Luật thương mại 2005 quy định về quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại như sau:
– Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
2. Mức phạt và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong Luật Dân sự
Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
– Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
– Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
– Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Như vậy, trong Dân sự, mức phạt vi phạm hợp đồng sẽ ưu tiên áp dụng theo thỏa thuận của các bên
Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng trong dân sự được quy định tại Điều 419Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó:
– Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng:
- Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
- Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.
Trên đây là chia sẻ của Luật Nhân Dân về Mức phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo quy định. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ với dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp một cách nhanh chóng, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật hiện hành.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!