Quy trình mua sắm trực tiếp trong đấu thầu
Mua sắm trực tiếp là một hình thức trong hoạt động đấu thầu. Vậy quy trình mua sắm trực tiếp trong đấu thầu được pháp luật quy định như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật đấu thầu năm 2013;
- Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu do Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 6 năm 2014;
Quy trình mua sắm trực tiếp trong đấu thầu
Mua sắm trực tiếp là một hình thức trong đấu thầu, theo quy định tại điều 24 Luật đấu thầu năm 2013, hình thức mua sắm trực tiếp được áp dụng khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
- Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;
- Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
- Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Quy trình mua sắm trực tiếp theo quy định tại điều 60 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP:
+ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cần lập hồ sơ gồm nội dung thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; Cần yêu cầu về nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực; về tiến độ cung cấp và cam kết hàng hóa đảm bảo kỹ thuật, chất lượng theo yêu của hồ sơ mời thầu trước đó, đơn giá hàng hóa.
Thẩm định hồ sơ theo quy định tại trước khi đưa vào phê duyệt
+ Bước 2: Phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu đã được lựa chọn trước đó;
+ Bước 3: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị theo yêu cầu
+ Bước 4: Đánh giá hồ sơ và thương thảo các đề xuất của nhà thầu
Cần đánh giá hồ sơ đề xuất thông qua việc kiểm tra các nội dung về kỹ thuật và đơn giá và cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu; đánh giá về tiến độ thực hiện, các biện pháp cung cấp hàng hóa cũng như các giải pháp kỹ thuật , tổ chức thực hiện gói thầu;
Tiến hành thương thảo, làm rõ những vấn đề cần thiết của hồ sơ đề xuất.
+ Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả mua sắm trực tiếp
+ Bước 6: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Quy trình mua sắm trực tiếp trong đấu thầu. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!