Hợp đồng có được thanh toán bằng ngoại tệ không?
Đối với hợp đồng gồm các điều khoản các bên thỏa thuận có thể ghi giá trị và phương thức thanh toán bằng ngoại tệ được không? Giờ bạn đọc hãy cùng giải đáp thắc mắc này qua bài viết sau với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế do Hội đồng Thẩm phán, tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 27 tháng 05 năm 2003;
- Pháp lệnh ngoại hối năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2013;
- Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2019;
- Thông tư 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2013;
Ngoại tệ có được sử dụng để thanh toán hợp đồng không?
Tại nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP, có nội dung quy định về việc giải quyết các vụ án kinh tế, cụ thể như sau:
- Nếu hợp đồng kinh tế có thỏa thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ mà một hoặc các bên ký kết không được phép thanh toán bằng ngoại tệ thì hợp đồng vô hiệu toàn bộ;
- Nếu hợp đồng thỏa thuận giá cả bằng ngoại tệ nhưng thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc thỏa thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ nhưng sau đó thỏa thuận thanh toán bằng đồng Việt Nam thì hợp đồng không bị coi là vô hiệu toàn bộ.
Tức là hợp đồng ghi trị giá bằng ngoại tệ nhưng thanh toán bằng đồng Việt Nam vẫn có hiệu lực.
Tuy nhiên tại khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh Ngoại hối 2013, Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNH có hiệu lực quy định rằng mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó, việc ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị hợp đồng, thỏa thuận bằng ngoại tệ, trừ một số trường hợp ngoại lệ sẽ bị cấm thực hiện.
Các trường hợp được sử dụng ngoại tệ trong giao dịch
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN, các trường hợp sau đây được sử dụng ngoại tệ:
- Điều chuyển vốn nội bộ trong doanh nghiệp
- Góp vốn thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Trả lương cho người lao động nước ngoài;
- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú;
- Giao dịch với Doanh nghiệp chế xuất;
- Giao dịch với Tổ chức tín dụng;
- Thanh toán phí, lệ phí cho cơ quan nước ngoài;
- Cung ứng dịch vụ ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu;
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
- Kinh doanh hàng miễn thuế;
- Kinh doanh đại lý vận tải;
- Cung ứng dịch vụ ngoại hối;
- Kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, khách sạn và du lịch;
- Cung ứng dịch vụ tại khu cách ly, kho ngoại quan
- Một số giao dịch trong hoạt động đấu thầu chẳng hạn như chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu thông qua đấu thầu quốc tế; thực hiện gói thầu về dầu khí.
- Giao dịch được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.
Theo quy định tại Điểm c, Khoản 6 Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP mức xử phạt đối với các giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ không đúng quy định sẽ bị xử phạt từ 200 – 250 triệu đồng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Ngoại tệ có được sử dụng để thanh toán hợp đồng không. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666 – Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!