Bản chất của việc tách khẩu, chuyển khẩu và nhập khẩu
Tách khẩu, chuyển khẩu, nhập khẩu là những thủ tục hành chính phổ biến. Bản chất của việc tách khẩu, chuyển khẩu và nhập khẩu này hiểu thế nào cho đúng? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật cư trú năm 2006;
- Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ công an ban hành ngày 09 tháng 09 năm 2014;
- Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật cư trú do Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2014;
Bản chất của việc tách khẩu, chuyển khẩu và nhập khẩu
1. Tách khẩu
Tách khẩu (Tách sổ hộ khẩu) được hiểu là việc một người đang đăng ký thường trú và có tên trong một Sổ hộ khẩu làm các thủ tục xóa tên trong Sổ hộ khẩu đó và đăng ký Sổ hộ khẩu mới.
Hệ quả của việc tách khẩu là xuất hiện thêm một sổ hộ khẩu mới (có chứa thông tin của người được tách khẩu trên đó).
Điều 25 và điều 27 Luật cư trú năm 2006 quy định cá nhân hoặc hộ gia đình được quyền cấp hộ khẩu. Riêng trường hợp cá nhân được cấp sổ hộ khẩu phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chỗ ở độc lập với gia đình người đó, người sống độc thân, người được tách Sổ hộ khẩu theo quy định;
- Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác, nếu họ không sống theo hộ gia đình;
- Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung;
- Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo sống tại cơ sở tôn giáo.
2. Chuyển khẩu (chuyển hộ khẩu)
− Chuyển hộ khẩu được hiểu là việc một người đang có tên trong Sổ hộ khẩu nay làm thủ tục xóa tên để chuyển sang một Sổ hộ khẩu khác – thường được thực hiện khi cá nhân chuyển nơi thường trú.
− Thủ tục tiến hành chuyển hộ khẩu, yêu cầu hồ sơ cần có Sổ hộ khẩu hiện đang có tên; Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu.
3. Nhập khẩu – nhập hộ khẩu
– Nhập hộ khẩu hay còn gọi là đăng ký thường trú, được hiểu là việc việc chuyển vào sinh sống tại một địa chỉ khác và đăng ký ghi tên vào Sổ hộ khẩu tại địa chỉ đó.
– Thủ tục thực hiện nhập khẩu, yêu cầu hồ sơ cần có: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Bản khai nhân khẩu; Giấy chuyển hộ khẩu ; Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (chẳng hạn như giấy xác nhận về mối quan hệ gia đình; văn bản đồng ý cho thuê mượn,…)
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Bản chất của việc tách khẩu, chuyển khẩu và nhập khẩu. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Luật sư Đắc Liễu
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!